|
|
Cộng đồng Mở IoT
Tôn chỉ:
Phát triển IoT mở cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Tất cả kết quả đều được chia sẻ tự do, miễn phí cho cộng đồng.
Mục tiêu:
- Truyền thông nâng cao nhận thức về IoT cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng và cơ hội kinh doanh của IoT đối với thị trường trong nước và nước ngoài
- Khởi xướng và phát triển cộng đồng mở IoT: chuẩn mở (Open Standards), nền tảng mở (Open Platforms), công cụ phần mềm mở (Open Software Tools), thiết bị và hệ thống nhúng mở (Open Devices and Embedded Systems), kết nối mở (Open Networking), hệ thống tự động hóa mở (Open Automation Systems)
- Lập và duy trì hoạt động Trung tâm IoT: tư vấn, đào tạo và hỗ trợ các vấn đề về IoT
Tổ chức:
- Điều phối chung: Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
- Chủ trì phát triển cộng đồng phần mềm mở IoT: Công ty cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ (FDS)
- Chủ trì phát triển cộng đồng thiết bị và hệ thống nhúng mở IoT: Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa – Bộ Công Thương (VIELINA)
- Chủ trì phát triển cộng đồng dịch vụ hạ tầng mạng mở IoT (IPv6, monitoring, wired/wireless, network security): Công ty cổ phần NetNam (NetNam)
- Chủ trì tích hợp công nghệ: Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính viễn thông (VNPT Technology)
- Chủ trì liên kết IoT mở với doanh nghiệp: Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
- Chủ trì nghiên cứu, khảo sát thị trường IoT: Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
Thời gian: 2017-2021 (5 năm)
Phạm vi:
- Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Địa bàn tập trung: 5 thành phố trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. HCM, Cần Thơ) và 15 tỉnh thành khác (các tỉnh phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ & ĐBSCL)
- Lĩnh vực chính: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (thủy sản, chăn nuôi, rau sạch), Quan trắc và cảnh báo môi trường, Thành phố thông minh, Tòa nhà thông minh, Enterprise IoT
Hoạt động:
- Truyền thông:
- IoT Day (Thứ Ba tuần thứ 2 tháng 6 hàng năm)
- Tổ chức một Talk Show trên truyền hình (VTV hoặc VTC) và trên Facebook, Youtube
- Tổ chức khoảng 1 series hội thảo / năm (cho khoảng 5 địa điểm khác nhau)
- Thị trường:
- Tổ chức điều tra khảo sát 1.000 doanh nghiệp/năm về nhận thức và thị trường IoT
- Nghiên cứu thị trường IoT từ các lĩnh vực đã được lựa chọn: 1 nghiên cứu / 1 năm
- Phần mềm:
- Phát triển tích hợp phần mềm nền tảng IoT (IoT Platform Integration)
- Phát triển 1 phiên bản chính / năm cho hệ điều hành phần mềm nhúng (Embedded Systems cho sensors reading electronics và cho actuators controlling electronics)
- Phát triển bộ công cụ tích hợp IoT (IoT Tools and Apps)
- Phát triển và tích hợp các chuẩn và giao thức (IoT Standards and Protocols)
- Phát triển phần mềm hệ thống tự động hóa tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI Integrated Automation System)
- Phần cứng:
- Nghiên cứu phát triển các bộ đọc cảm biến (sensors reading electronics) phân chia theo các ngành đã được lựa chọn (1 loại cảm biến / 1 năm)
- Nghiên cứu phát triển các bộ điều khiển chấp hành (actuators controlling electronics) phân chia theo các ngành đã được lựa chọn (1 loại chấp hành / 1 năm)
- Kết nối:
- Nghiên cứu phát triển kết nối bộ đọc cảm biến (sensors reading electronics) với Internet và kết nối Internet với bộ điều khiển chấp hành (actuators controlling electronics)
- Nghiên cứu phát triển giải pháp nhà cung cấp dịch vụ cho IoT (IoT Service Provider)
- Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ:
- Lập 1 trung tâm để tư vấn hỗ trợ
- Tổ chức đào tạo theo chuyên đề hoặc in-house
Kinh phí:
- Nguyên lý chung: các đơn vị, tổ chức tham gia tự tìm nguồn;
- Phương pháp đề xuất:
- Hoạt động truyền thông: Tìm nguồn từ các dự án ngân sách nhà nước, từ các quỹ và từ nhà tài trợ, hợp tác với các tổ chức khác
- Hoạt động đào tạo: Thu phí từ học viên
- Hoạt động điều tra, khảo sát và nghiên cứu thị trường: Tìm nguồn từ các dự án ngân sách nhà nước, từ các quỹ và từ nhà tài trợ
- Hoạt động tư vấn: Thu phí từ dịch vụ viễn thông (1900) và quảng cáo
- Hoạt động phần mềm: Thu phí theo cách phát triển PMNM
- Hoạt động nghiên cứu phần cứng: Tìm nguồn từ các đề tài, dự án ngân sách nhà nước
- Hoạt động nghiên cứu kết nối: Tìm nguồn từ các đề tài, dự án ngân sách nhà nước
Mạng lưới các nhà đầu tư IoT:
- Nguyên lý chung: Các nhà đầu tư và đơn vị thụ hưởng sẽ trực tiếp ký kết thỏa thuận, hợp đồng. IoT Open Community chỉ đóng vai trò kêu gọi, giới thiệu, kết nối, không tham gia trực tiếp vào các thỏa thuận, hợp đồng. Chú ý: các nhà đầu tư không phải là các nhà tài trợ.
- Nhà đầu tư tham gia mạng lưới: Các quỹ đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ, các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capitals), các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investors) và các ngân hàng (Banks).
- Đối tượng thụ hưởng đầu tư: Các thành viên của cộng đồng.
- Đầu mối ban vận động thành lập mạng lưới: Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI-ITB)
- Hoạt động đầu tư:
- Góp vốn, mua cổ phiếu, định hướng kinh doanh các doanh nghiệp thuộc cộng đồng
- Đầu tư vào nghiên cứu của các viện, trường
- Đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup) thuộc các thành viên thuộc cộng đồng
- Đầu tư vào các hoạt động truyền thông như trao giải thưởng, tổ chức cuộc thi
Hệ sinh thái Mở IoT:
- Thành phần hệ thống:
- Thị trường: nghiên cứu, điều tra được xuất bản hàng năm, có nhiệm vụ định hướng và điều tiết truyền thông, nghiên cứu và kinh doanh đối với các sản phẩm/dịch vụ IoT;
- Truyền thông: truyền thông về nâng cao nhận thức và ứng dụng IoT vào sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội;
- Kinh doanh: các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên nền sản phẩm IoT (không nhất thiết phải thuộc cộng đồng). Các doanh nghiệp này sẽ đặt vấn đề và bài toán cho các nghiên cứu, phát triển phần mềm và phần cứng. Nhóm này thông thường được trích xuất từ điều tra 1.000 doanh nghiệp hàng năm;
- Phần mềm: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm phát triển phần mềm IoT;
- Phần cứng: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm phát triển các mạch điện tử phần cứng và tích hợp vào phần mềm hệ thống nhúng;
- Kết nối: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm phát triển các giải pháp kết nối và cung cấp dịch vụ mạng IoT;
- Mô phỏng: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm đưa ra các bài toán mô phỏng để cho các đơn vị nghiên cứu phát triển giải bài toán đó. Đây cũng là đơn vị chịu trách nhiệm test kết quả nghiên cứu;
- Trung tâm IoT: là các đơn vị trong cộng đồng chịu trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về IoT;
- Nhà đầu tư: là đơn vị thuộc nhóm Mạng lưới các nhà đầu tư IoT.
- Biểu đồ phát triển Hệ sinh thái Mở IoT:

- Hàng năm, tại hội nghị G9 (hội nghị 9 nhóm), nhóm Thị trường sẽ công bố kết quả nghiên cứu thị trường, trong đó có dự báo cho thị trường các năm tiếp theo. Đây sẽ là đầu vào cho các nhóm khác;
- Nhóm Kinh doanh sẽ đưa ra các vấn đề mà doanh nghiệp đang cần cộng đồng nghiên cứu, giải quyết;
- Dựa trên kết quả của nhóm Thị trường và nhóm Kinh doanh, nhóm Mô phỏng sẽ đặt ra các hệ thống mô phỏng giả lập cho các nhóm Phần mềm, Phần cứng, Kết nối cho các trường đại học công nghệ và các deadlines cần hoàn thành;
- Các trường đại học công nghệ sẽ đăng ký các đề tài từ các hệ thống mô phỏng và đăng ký với các đơn vị Phần mềm, Phần cứng, Kết nối cho các nhóm sinh viên của trường. Hướng dẫn đề tài có thể là giáo viên của trường hoặc từ các thành viên của cộng đồng;
- Đến cuối năm, nhóm Mô phỏng sẽ test và báo cáo kết quả tại hội nghị G9 của năm tiếp theo;
- Nhóm Nhà đầu tư cân nhắc nghiên cứu năng lực, cơ hội để quyết định đầu tư vào các thành viên của cộng đồng;
Tham gia:
- Đăng ký: Các đơn vị muốn tham gia cộng đồng có trách nhiệm điền vào mẫu và gửi về cho đơn vị đầu mối là VCCI-ITB;
- Hoạt động: Các đơn vị sau khi đã đăng ký sẽ liên lạc trực tiếp với đầu mối tương ứng gồm VCCI-ITB, FDS, VIELINA, NetNam, VNPT Technology;
- Báo cáo: Các đơn vị tham gia báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội nghị G9 lần 1 (tháng 3 hàng năm), IoT Day (tháng 6 hàng năm) và Hội nghị G9 lần 2 (tháng 11 hàng năm). Các báo cáo là các bài trình diễn tại hội nghị hoặc các video clips upload lên truyền hình, mạng xã hội Facebook hoặc Youtube;
Trách nhiệm và Quyền:
- Trách nhiệm:
- Thực hiện theo thỏa thuận với đầu mối;
- Báo cáo tại các Hội nghị G9 và IoT Day;
- Proof of Concept (PoC): chứng minh khả năng thực hiện được các điểm đã thỏa thuận;
- Quyền:
- Tên các đơn vị tham gia cộng đồng được quảng bá trên tất cả hoạt động truyền thông của cộng đồng;
- Các kết quả nghiên cứu, sau khi được nhóm Mô phỏng test và chứng nhận sẽ được quảng bá trên tất cả các hoạt động truyền thông của cộng đồng;
- Các kết quả nghiên cứu được test và chứng nhận sẽ được cộng đồng giới thiệu đến các đối tác kinh doanh và nhà đầu tư;
➖➖➖
Tham khảo thêm:
|
|
|
|
|